banner
 
Home Page
vanhoc

 
Home
 
Saigon Bao.com
Saigon Bao 2.com
 
Liên Lạc - Contact
 
Liên Lạc - Contact
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy
 
Cần Thiết
 
Directory
 
Phụ Trang
 
Mobile Version
BaoThoiSu.com
BaoPhongSu.com
BaoTuDo.com
 
Disclaimer
SaigonBao.com
1999-2021 All rights reserved
 
 
 
Diem Bao industry lifestyle
 
 
 
 
 
 
Trang Nhà -Tài liệu Dân chủ - Lưu trữ 2007 -Tài liệu Lưu trữ
 
 

VIETNAM NEWS NETWORK (VNN)

P.O. Box 661162

Sacramento, CA 95866

Phone & Fax: 916-480-2724

Email: vnn@vnn-news.com

Website: www.vnn-news.com

 

**********************************
Bản Tin Hàng Ngày

Ngày 24 Tháng 09 Năm 2007

**********************************

 

1- Tin Cộng Ðồng 24-09-07.

- Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Ðược Trao Tặng Huy Chương An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ

- Hội Nghị Dân Chủ Á Châu Họp Tại Manila Tố Cáo CSVN Và Lên Tiếng Ủng Họ Tiến Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam

- Buổi Tâm Tình Của Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện Với Ðồng Bào Tại Sydney, Úc Châu

 

2- Tin Việt Nam 24-09-07.

- Hoa Kỳ Tiếp Tục Áp Lực CSVN Trả Tự Do Cho Các Nhà Bất Ðồng Chính Kiến

- CSVN Loan Báo Sẽ Ðặc Xá Cho Hàng Nghìn Tù Nhân

- Bão Số 4 Mạnh Cấp 8 Ðang Tiến Vào Miền Bắc Việt Nam

- Ðạn Từ Bãi Tập Bắn Liên Tục Lạc Vào Nhà Gây Thương Vong Cho Cư Dân

- Sông Saigon Ô Nhiễm Nặng, Nước Ăn Uống Không An Toàn

- Các Công Ty Viễn Thông Và Bảo Hiểm Ở Việt Nam Bị Thua Lỗ Nặng

- Không Còn Làm Hiệu Trưởng Vẫn Ký Cấp Bằng Tốt Nghiệp

- Phụ Nữ Muốn Lấy Chồng Ðại Hàn Vẫn Gia Tăng Ở Vĩnh Long

- Dùng Sổ Ðỏ Giả Ðể Lừa Ngân Hàng Hơn 19 Tỷ Ðồng

- Cá Sấu Xuất Hiện Gần Trường Tiểu Học

- Ðốt Nhà Do Ghen Tuông, Một Ðôi Vợ Chồng Cùng Chết

- Giả Bánh Trung Thu Hồng Kông Ðể Nâng Cao Giá Bánh

 

3- Tin Thế Giới 24-09-07

- Miến Ðiện: 100.000 Người Biểu Tình Phản Ðối Chính Phủ Quân Sự

- Ðức Muốn Tiếp Tục Ðối Thoại Với Trung Cộng Về Một Quốc Gia Pháp Quyền

- Pakistan: Tòa Án Tối Cao Bác 3 Ðơn Chống Tổng Thống Musharraf Tái Cử

- Ðồng Euro Tăng Giá Kỷ Lục Lần Thứ 3 So Với Ðôla Mỹ

- Tích Lan: Ðụng Ðộ Ở Miền Bắc, 3 Du Kích Tamil Và 1 Binh Sĩ Chết

- Bộ Tứ Ủng Hộ Hội Nghị Quốc Tế Hòa Bình Trung Ðông Do Mỹ Tổ Chức

- Hezbollah Tẩy Chay Bầu Tổng Thống Liban

- Kosovo: Nổ Bom Tại Prestina Gây Căng Thẳng Giữa Hai Cộng Ðồng Serbia-Kosovo

- Chưa Ðủ Ðiều Kiện Ðể Ngoại Trưởng Pháp Thăm Viếng Iran

- Thượng Ðỉnh Về Khí Hậu Tổ Chức Tại Hoa Thịnh Ðốn

- Nữu Ước: Tổng Thống Iran Tham Dự Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc

- Ông Yasuo Fukuda Sẽ Là Tân Thủ Tướng Nhật Bản

 

**********************************

 

1- Tin Cộng Ðồng 24-09-07.

 

- Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Ðược Trao Tặng Huy Chương An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ

 

(Hoa Thịnh Ðốn - VNN) Vào chiều tối Thứ Tư 19/9/2007, tại Ðại Sảnh Ðường Andrew Mellon bề thế với những nét cổ kính đã diễn ra buổi lễ vinh danh và trao tặng Huân Chương Phục Vụ Quốc Gia cho các công chức liên bang (Service to America). Khoảng 600 quan khách đã đứng dậy vỗ tay trong nhiều phút để chào đón nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh trong buổi lễ trao tặng Huy Chương An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ 2007 (National Security Medal).

Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh được trao tặng huy chương An Ninh Quốc Gia cho công trình chế tạo bom áp nhiệt. Từ khái niệm bom áp nhiệt, chỉ trong 67 ngày, bà Dương Nguyệt Ánh cùng 100 khoa học gia Hoa Kỳ dưới quyền đã chế tạo được 11 quả bom áp nhiệt có sức công phá mạnh, mà theo ông "thật là một thành quả phi thường đạt được dưới áp lực khủng khiếp"

"Hôm nay chúng ta hân hạnh được đón chào một anh hùng của đất nước Hoa Kỳ." Bộ Trưởng Hải Quân Donald Winter, phát biểu, khi giới thiệu khoa học gia Dương Nguyệt Ánh với cử tọa.

Bộ Trưởng Hải Quân Donald Winter nói rằng, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh là hình ảnh mẫu mực "kết hợp đức chăm chỉ, tài năng và cơ hội trong một đất nước tự do." Ông nói: "Là một người tỵ nạn Việt Nam, Bà Dương Nguyệt Ánh hiểu rõ hơn ai hết hậu quả của sự rút quân Mỹ ra khỏi một quốc gia đang bị đe dọa bởi bạo lực. Bao nhiêu người vô tội đã phải rơi vào ách thống trị của những kẻ bạo tàn. Thật là may mắn cho Hoa Kỳ, Bà Dương Nguyệt Ánh đã thoát được số phận khốn khổ đó, rồi đem theo nghị lực và tài năng đến bến bờ của chúng ta."

Theo khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, đưa những quân nhân Hoa Kỳ trở về nhà an toàn, được đoàn tụ với gia đình họ, đó là công việc của bà.

Trong lới đáp từ tại buổi lễ vinh danh, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh phát biểu rằng: "Huy chương cao quý này không phản ảnh nhiều cho những thành quả khiêm tốn của tôi mà là phản ảnh của một thiên đường có tên gọi là Hoa Kỳ. Ðất nước này là một thiên đường, không phải do nét đẹp hoặc sự giàu tài nguyên của nó, mà do người dân, những người Hoa Kỳ đầy lòng nhân ái, và hào phóng đã bảo bọc gia đình tôi 32 năm trước, đã hàn gắn vết thương trong tâm hồn chúng tôi, đã tái tạo niềm tin của tôi vào tình người, và đã thúc đẩy ý nguyện phụng sự quốc gia của tôi. Tôi muốn dành tặng huy chương này cho những người mà tôi hằng mang nợ... Ðó là 58 ngàn chiến sĩ HK mà tên họ đã được khắc trên Ðài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam và 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong cuộc chiến để cho những nguời như tôi có được tự do."

Sau diễn văn đáp từ của bà, cả hội trường đã đứng dậy vỗ tay (standing ovation) và nhiều người đã xúc động bùi ngùi bởi lời phát biểu khiêm tốn của bà.

Bà là người duy nhất được cả hội trường đứng dậy vỗ tay kéo dài rất lâu. Theo ban tổ chức, đây là lần đầu tiên trong lịch sử sáu năm của giải Sammies, một người lãnh huy chương được tất cả cử tọa đứng dậy vỗ tay tay bày tỏ sự ngưỡng mộ.

Nên biết thêm, Hoa Kỳ có khoảng gần 2 triệu công chức liên bang và huân chương được phát ra cho 8 ngành nghề như Y Tế, Khoa Học, An Ninh Quốc Gia... và Công Chức Xuất Sắc Nhất Trong Năm (Federal Employee of the Year).

Hội Ðồng Tuyển Chọn gồm các vị danh tiếng như dân biểu liên bang Van Hollen (Maryland), nghị sĩ liên bang Warner (Virginia), viện trưởng đại học Duke (North Carolina), chủ tịch American Express và các nhân vật hữu danh và uy tín khác.

Những nhân vật được đề cử đều có những thành tích sáng chói, thí dụ như tiến sĩ Vật Lý Mather, được đề cử cho huy chương Khoa Học, ông là nhân viên khoa học nổi tiếng của NASA, vừa đoạt giải Nobel về Vật Lý, nổi danh thế giới và có kích thước toàn cầu. Mặc dầu vậy, ông cũng không được tuyển chọn để nhận huân chương, sau khi đã vào chung kết.

Ðiều đó chứng tỏ sự vinh dự khi được lãnh huân chương vì phải có thành tích sáng chói để được đề cử, được thẩm định kỹ lưỡng mới vào được chung kết và trải qua những tiêu chuẩn tuyển chọn gắt gao rồi mới được trao tặng huân chương...

Bà Dương Nguyệt Ánh, công chức liên bang cao cấp tòng sự tại Bộ Quốc Phòng trong cương vị cố vấn khoa học kỹ thuật cho Phó Ðô Ðốc tư lệnh phó Hải Quân (vice-chief of naval operations) và các chức vụ trọng yếu khác, đã được đề cử và được chọn trong số 4 người vào vòng chung kết (finalist), các vị này đều có tên tuổi trong ngành nghề chuyên môn của mình.

Bộ trưởng Hải Quân <br>và bà Dương Nguyệt Ánh

*Bộ trưởng Hải Quân Hoa Kỳ và bà Dương Nguyệt Ánh

 

=END=

 

- Hội Nghị Dân Chủ Á Châu Họp Tại Manila Tố Cáo CSVN Và Lên Tiếng Ủng Họ Tiến Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam

 

(Manila - VNN) Theo bản tin báo chí của Ủy ban bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam tại Paris, Hội nghị Dân chủ Á châu họp tại Manila đã tố cáo chính quyền CSVN độc đoán, đồng thời lên tiếng ủng hộ tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam và công cuộc cứu trợ Dân oan khiếu kiện của Hòa thượng Thích Quảng Ðộ.

Nguồn tin trên cho biết, một trăm đại biểu thuộc 20 quốc gia Châu Á đã về thủ đô Manila, Phi Luật Tân, tham dự Hội nghị lần thứ nhì của "Diễn Ðàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu" từ ngày 19 đến 21/9.

"Diễn đàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu" ra đời năm 2005, là một liên minh của 5 tổ chức, gồm có: Ðài loan Dân chủ Cơ kim hội do ông Lâm Văn Trình làm chủ tịch, Á châu Cải cách Dân chủ Liên minh ở Singapore do ông Chee Soon Juan làm chủ tịch, Ðông Nam Á Quốc hiệp Thế đại Võng lạc, Miến Ðiện, do chị Deborah Stothard làm chủ tịch, Quốc tế Ðối thoại Xướng nghị Tổ chức ở Phi Luật Tân do ông Augusto P. Miclat làm chủ tịch và Diễn đàn Dân chủ Á châu do ông Võ Văn Ái làm chủ tịch. Hiện nay Diễn đàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu có 20 quốc gia thành viên tại Châu Á.

Thượng Nghị sĩ Quốc hội Phi Luật Tân, ông Benigno S. Aquino III, Cựu Thủ tướng Mã Lai, Tiến sĩ Anwar Ibrahim, cùng với năm vị Chủ tịch trong Ban Thường vụ thuộc năm tổ chức liên minh sáng lập Diễn đàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu, ông Lâm Văn Trình, ông Võ Văn Ái, ông Augusto P. Miclat, bà Deborah Stothard và bà Zanaa Jurmed chủ trì cuộc họp báo bế mạc hội nghị vào chiều ngày 21.9 để công bố bản "Tuyên ngôn Manila" và "Khung hành động cho hai năm 2007-2009". Hai văn kiện được toàn thể các đại biểu thuộc 20 quốc gia Châu Á đồng thanh thông qua trước đó. Ðây là thành quả hết sức quan trọng sau 3 ngày hội nghị.

Bản "Tuyên ngôn Manila của Diễn Ðàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu" đưa ra những nhận định về hiện trạng thiếu dân chủ và phi dân chủ tại Châu Á, đề cao các giá trị phổ quát và những nguyên tắc lập thành dân chủ, cũng như kêu gọi hành động bằng những sách lược cụ thể và thích nghi. Bản Tuyên ngôn liệt Việt Nam vào danh sách các quốc gia độc đoán tại Châu Á như Trung quốc, Miến Ðiện, Lào, Tây Tạng, v.v...

"Khung hành động cho hai năm 2007-2009" đề xuất một chương trình hoạt động cụ thể tại 20 quốc gia Châu Á, (Bhutan, Miến Ðiện, Trung quốc, Lào, Bắc Triều tiên, Tây Tạng, Việt Nam, Cam Bốt, Hồng Kong, Mã Lai, Nepal, Pakistan, Singapore, Bangladesh, Indonesia, Mông cổ, Phi Luật Tân, Sri Lanka, Thái Lan và Timor-Leste).

Riêng phần Việt Nam, thì hội nghị nhất tâm hậu thuẫn 6 tiêu điểm chiến lược thực thi cho 2 năm tới:

1. Vận động trả tự do cho nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Ðộ, 350 đồng bào Thượng cũng như tất cả những tù nhân vì lương thức bị bắt giam vì biểu tỏ ôn hòa đòi hỏi dân chủ và nhân quyền ;

2. Ủng hộ và phát huy "Lời kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam" của Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, một chương trình 8 điểm nhằm chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam mà cũng là hội điểm kết hợp các thành phần chính trị và tôn giáo của dân tộc đấu tranh cho dân chủ, đặc biệt đòi hỏi cho tự do ngôn luận và báo chí ;

3. Tiếp tục vận động trong khu vực đòi hủy bỏ các sắc luật hạn chế tự do, đặc biệt là Pháp lệnh số 44 về "quản chế hành chính" cho phép giam giữ các nhà ly khai không thông qua tòa án hoặc đưa vào các nhà thương điên (như dưới thời Liên Xô cũ) ;

4. Chuẩn bị ấn hành "Bạch thư về cải cách luật pháp" để thông tin các chính phủ, các nhà tài trợ hầu thông qua họ áp lực cho việc cải cách luật pháp tại Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ;

5. Mở chiến dịch vận động hậu thuẫn Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ trong công cuộc cứu trợ Dân oan khiếu kiện, một phong trào nông dân phản đối nhà cầm quyền cướp đất. Cuộc vận động này nhằm bảo vệ mọi cuộc bắt bớ có thể xẩy ra bất cứ lúc nào đối với Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đồng thời áp lực nhà cầm quyền Việt Nam giải quyết việc đàn áp quần chúng nông dân; và

6. Vận động cho giới quan sát quốc tế có thể đến điều tra nhân quyền tại các vùng đồng bào Thượng cư ngụ để giải quyết việc cưỡng chiếm đất đai hoặc đàn áp những người Thượng theo Thiên chúa giáo tại gia.

Ba ngày hội nghị cũng như cuộc họp báo kết thúc đã được các báo chí tại thủ đô Manila tường thuật trang trọng, đặc biệt trên các nhật báo Manila Bulletin (The Nation's leading newspaper), Business Mirror, The Star, v.v...

Hội nghị lần thứ nhì của "Diễn Ðàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu" tập trung vào ba tổ hội thảo mà nội dung thấy rõ là sự tiến hành công cuộc dân chủ hóa tại các quốc gia Châu Á tùy theo mức độ chính trị nơi các quốc gia này: Thứ nhất là "Hỗ trợ dân chủ hóa trong các xã hội còn đóng kín" như tại các nước Trung quốc, Miến Ðiện, Bắc Hàn, Việt Nam, Lào và Tây Tạng. Thứ hai là "Hỗ trợ dân chủ hóa tại các quốc gia chuyển tiếp", như Cam Bốt, Bangladesh, Hồng Kông, Mã Lai, Népal, Pakistan, Singapore và Thái Lan. Thứ ba là "Hỗ trợ gia cố dân chủ" tại Nam Dương, Mông Cổ, Phi Luật Tân, Sri Lanka và Timor Leste.

Ðiều đặc biệt là hội nghị kỳ này các đại biểu rất quan tâm đến vấn đề Việt Nam. Không như hai năm trước đây, một số đại biểu còn rất mù mờ.

Hội nghị khai mạc với Lời kêu gọi cho dân chủ của Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ trong một băng hình sống động về các hình ảnh vi phạm nhân quyền hay đời sống khốn khó của đại đa só quần chúng tại Việt Nam. Sự đóng góp của Phái đoàn Việt Nam rất tích cực. Ông Võ Văn Ái tham gia bằng ba tham luận. Tham luận thứ nhất trong ngày khai mạc là "Vai trò của Diễn đàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu trong công cuộc dân chủ hóa toàn cầu", tham luận thứ hai trình bày "Trường hợp Việt Nam" tại Tổ hội thảo về "Hỗ trợ dân chủ hóa trong các xã hội còn đóng kín". Và tham luận thứ ba nói về "Phương cách bảo vệ các xã hội dân sự". Chị Ỷ Lan giới thiệu văn bản "Khung hành động cho hai năm 2007-2009" vào phiên họp kết thúc để lấy ý kiến thông qua.

Thượng tọa Thích Viên Lý và Thượng tọa Thích Giác Ðẳng đại diện Văn phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, được hội nghị mời tham dự cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác cầu nguyện cho Hòa bình.

Ngày bế mạc, 21.9, cũng là Ngày Hòa bình Quốc tế, nên hội nghị lấy sáng kiến tổ chức lễ Cầu nguyện cho Hòa bình Thế giới rất trang nghiêm và cảm động. Lần lượt lên sân khấu đọc các lời Cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo khác nhau là chư vị: Thượng tọa Nichigyo và Ðại đức Dim Chetta thuộc hệ phái Tứ phương Tăng Nhật bản, Thượng tọa Thích Viên Lý cầu nguyện Tiêu tai Cát tường theo hệ thống Bắc tông, Thượng tọa Thích Giác Ðẳng đọc lời cầu nguyện theo hệ thống Nam tông, Tổng Giám mục Efraim M. Tendoro ban Ðạo từ Hòa bình theo tinh thần Thiên Chúa, Sister Cres Lucero thuộc Dòng Franciscans nói lời huynh đệ yêu thương bốn bể, Giáo sĩ Hồi giáo Ustadz Mahmod Adilao ban lời thuyết giảng Hòa bình.

Ngoài việc tham gia Hội nghị, Phái đoàn Việt Nam cũng vận động các đại biểu phó hội ký tên vào kiến nghị thư của Cơ sở Quê Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam gửi các quốc gia tham dự Ðại hội đồng LHQ yêu cầu không bỏ phiếu cho ứng viên Việt Nam Cộng sản bao lâu nước này chưa tuân thủ các điều kiện LHQ quy định trên lĩnh vực an ninh và nhân quyền. Kiến nghị đã được đại biểu 20 quốc gia Châu Á ký tên hậu thuẫn. Từ Phi Luật Tân, ông Võ Văn Ái sẽ bay sang LHQ ở Nữu Ứơc tham dự cuộc họp với Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ tại LHQ đồng thời tiếp tục cuộc vận động này.

 

=END=

 

- Buổi Tâm Tình Của Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện Với Ðồng Bào Tại Sydney, Úc Châu

 

(Sydney - VNN) Nhân dịp Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện sang Úc công tác, lúc 3 giờ chiều thứ Bảy 22/9/2007 vừa qua tại Trung Tâm Văn Hóa & Sinh Hoạt Cộng đồng tiểu bang NSW, Hậu Duệ VNCH tiểu bang NSW/Úc Châu đã tổ chức buổi tâm tình với ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện về các vấn đề liên quan tới Nghị- Quyết 36 của nhà cầm quyền CSVN qua hiện tượng tờ báo "Việt Weekly" tại Hoa kỳ.

Sau phần nghi thức chào cờ và mặc niệm, MC Quốc Dũng và Xuân Trang đã lần lượt giới thiệu thành phần quan khách tham dự: Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến (Chủ tịch Cộng đồng người Việt Tự Do Úc Châu); Luật sư Võ Trí Dũng (Chủ tịch Cộng đồng người Việt Tự Do tiểu bang NSW); ông Võ Ðại Tôn, đại diện Liên Minh Quang Phục VN; cùng đại diện nhiều đoàn thể, báo đài Việt Ngữ tại Úc Châu. Anh Trần Nhân đại diện ban tổ chức, đã chào mừng quan khách tham dự buổi tâm tình.

Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Tiến và Luật Sư Võ trí Dũng đã lần lượt phát biểu cám ơn thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và đồng bào tham dự.

Phần phát biểu của quan khách, ghi nhận sự phát biểu đầy cảm động của ông Võ Ðại Tôn, người bạn tù với thi sĩ Nguyễn Chí Thiện trong những năm của thập niên 80s.

Phần chính của buổi tâm tình là những chia sẽ của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, đã đem lại nhiều thích thú khi ông trình bày những kinh nghiệm đấu tranh chống nghị quyết 36 của CSVN, và đã đưa thính giả qua những vần thơ đầy cảm xúc mà ông trích dẫn từ thi phẩm "Hoa Ðịa Ngục".

Nói đến sự sợ hãi của người dân sống trong xã hội cộng sản, ông đã mô tả:

Nhà văn nhà báo, nhà giáo nhà thơ

Nhà thờ nhà chùa, tất cả đều thua

Nhà tù nhà Vua, chớ đùa với Ðảng.

Khi nhắc đến cuộc sống trong nhà tù cộng sản với thiếu thốn trầm trọng, đến nỗi người tù phải nghĩ ra cách bắt chước loài trâu bò, tìm cách ăn cỏ cho đỡ đói, ông đã ví von:

Con trâu khoẻ như hồ.

Nó chủ yếu ăn cỏ

Vậy trong cỏ phải có

Chất bổ đúng không anh?

Bạn luộc gô cỏ xanh

Ăn thí nghiệm không thành

Nô oẹ hết còn đâu

Tiếc thay người khác trâu.

Mặc dầu cỏ mọc lan tràn trong rừng, nhưng chưa chắc nhà nước cộng sản cho phép người dân tự do... ăn cỏ, cho nên mới có một bài vè khác:

Nếu cỏ bổ như gạo

Dân cũng chẳng được no

Ðảng quản lý ngay cỏ

Khan hiếm giá vọt cao

Ðâu phải nói tào lao

Ðảng là như thế đó

Sự gian ác của đảng cộng đã được ông ghi lại qua bài "Ðảng thì":

Ðảng thì cực kỳ bất nhân

Dân thì cam đành yên phận

Những từ: Dân Chủ, Nhân Dân

Tự Do Hạnh Phúc vân vân,...

Những từ Ðảng đã bôi bẩn

Nghe lắm chỉ càng căn giận

Phần tâm tình và chia sẽ của ông được gắn liền với một chuỗi thơ và nhận được những tràng vỗ tay vang dội của đồng bào tham dự

Sau phần tâm tình là phần vấn đáp hào hứng, qua sự điều hợp của Luật sư Thân, MC Quốc Dũng và anh Trần Nhân, đã ghi nhận nhiều câu hỏi của quan khách tham dự, cũng như của các thính giả trên mạng lưới Paltalk va Yahoo.

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện cũng cho biết, số tiền bán sách của tập thơ "Hoa Ðịa Ngục" kỳ này sẽ được gởi giúp dân oan và các nhà dân chủ trong nước.

Buổi tâm tình kết thúc lúc 5giờ, và đồng bào đã ở lại đến phút chót. (Theo tường trình của Lê Minh từ Sydney)

 

*Quang cảnh buổi nói chuyện của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện tại Sydney.

*Ông Nguyễn Chí Thiện đang ký tặng sách. (Hình: Vi Phát)

 

=END=

 

2- Tin Việt Nam 24-09-07.

 

- Hoa Kỳ Tiếp Tục Áp Lực CSVN Trả Tự Do Cho Các Nhà Bất Ðồng Chính Kiến

 

(Hà Nội - VNN) Theo đài RFA cho hay, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm áp lực để buộc CSVN phải trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến hiện đang bị giam giữ vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước cộng sản.

Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam ông Michael Michalack tuyên bố như trên ngày hôm qua trong một cuộc họp báo tại Hà Nội

Ông Michael Michalack cho biết thêm, ông sẽ tiếp tục khuyến khích nhà cầm quyền CSVN đạt nhiều tiến bộ hơn về nhân quyền, bao gồm tự do tôn giáo, tự do báo chí và tự do ngôn luận.

Ðại sứ Hoa Kỳ cũng xác nhận ông sẽ làm việc với Hà Nội để duyệt xét lại điều 88 bộ Luật hình sự Việt Nam thường được dùng để buộc tội các nhà bất đồng chính kiến. Ðiều luật này cho phép bỏ tù những người này từ 3 đến 20 năm tù vì tội tuyên truyền chống chế độ hiện hành.

Ông Michal Michalack còn khẳng định là ngay cả trong chính phủ CSVN cũng có nhiều người cho rằng điều 88 không thích hợp nữa và cần phải được sửa đổi.

Tuyên bố với báo chí tại Hà Nội, Ðại sứ Michalack nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ không tin là người ta bị tù đày chỉ vì dám bày tỏ quan điểm của mình. Do đó, Hoa Kỳ tiếp tục yêu cầu nhà nước CSVN trả tự do cho những người đó, và nên theo đuổi những thành quả đã đạt được về mặt nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo, quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận.

Về cuộc họp báo này, báo chí CSVN chỉ loan tin là đại sứ Michalack hoan nghênh việc Việt Nam có thể tham gia vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Hoa Thịnh Ðốn sẽ tiếp tục giúp Việt Nam về mặt giáo dục, điển hình là sẽ thu nhận thêm nhiều sinh viên sang Mỹ du học.

 

*Ðại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak trong một cuộc gặp gỡ với cộng đồng người Việt tại Hoa Thịnh Ðốn.

 

=END=

 

- CSVN Loan Báo Sẽ Ðặc Xá Cho Hàng Nghìn Tù Nhân

 

(Hà Nội-VNN) Nhà cầm quyền CSVN hôm 20-09-07 đã loan báo lệnh "đặc xá" hàng nghìn tù nhân, đặc biệt trong đó có tù nhân nước ngòai. Ðây là sự việc xảy ra bất thường mà các bình luận gia cho rằng đặc xá lần này có mục tiêu chính trị-ngoại giao. Nhà cầm quyền CSVN chỉ thường "ân xá" cho tù nhân trong những dịp 02-09, ngày 30.04, và Tết Nguyên Ðán.

Tin tức trong nước cho biết, đích thân Phó thủ tướng CSVN Trương Vĩnh Trọng, đứng đầu ủy ban Ân Xá CSVN đã làm việc với Bộ Công an và các cơ quan quản lý nhà tù vào ngày 20-09. Báo Lao Ðộng cho biết "Theo báo cáo của Bộ Công an thì dự kiến năm 2007 sẽ có 9.680 phạm nhân được đặc xá, trong đó dự kiến có 10 phạm nhân có quốc tịch nước ngoài."

Riêng trong đợt bất thường này, CSVN nói là tính tới nay "đã thẩm định được hơn 1000 hồ sơ đề nghị đặc xá".

Vẫn nguồn tin này nói "công việc kiểm tra, thẩm định buộc phải hoàn tất trước thời điểm 27.9 để đến trước ngày 5.10.2007 phải hoàn thành hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá báo cáo Hội Ðồng tư vấn trung ương CSVN xét duyệt."

Thông tin trên truyền thông CSVN không nhắc đến các nhân vật mà những tổ chức nhân quyền quốc tế gọi là "tù nhân chính trị" hoặc "tù nhân lương tâm" có tên trong danh sách thả đợt này hay không.

Quyết định đặc xá này được đưa ra vào một thời điểm rất quan trọng cho đối ngoại Việt Nam.

Cùng chuyến đi New York của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng từ 24.09 này, Việt Nam mong giành được ghế không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ.

Theo lịch trình tại Liên Hiệp Quốc, ngày 16.10 năm nay sẽ là lúc tổ chức này ra quyết định về việc chọn Việt Nam hay không vào ghế của châu Á trong Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009.

 

=END=

 

- Bão Số 4 Mạnh Cấp 8 Ðang Tiến Vào Miền Bắc Việt Nam

 

(Hà Nội - VNN) Ngày 23/9, vị trí tâm bão số 4 vào khoảng 19,6 độ vĩ bắc, 114,7 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 400km về phía Ðông. Ðêm mai, vịnh Bắc Việt gió sẽ mạnh dần lên cấp 8, biển động dữ dội.

Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ chịu ảnh hưởng của cơn bão có tên quốc tế là Francisco này.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (từ 62 đến 74 km một giờ). Nhiều khả năng trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km.

Chiều qua, vị trí tâm bão cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 30km về phía Ðông. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200km. Ðêm nay (24/9), ở vịnh Bắc Việt gió sẽ mạnh dần lên cấp 8, biển động mạnh.

Trước diễn biến của bão số 4, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương đã có công điện khẩn gửi các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Ðịnh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh phải thông báo cho các tàu thuyền ngoài khơi hướng di chuyển của bão để phòng tránh.

Theo bộ đội biên phòng tỉnh Bình Ðịnh cho biết, đến sáng 23/9 đã có 947 tàu thuyền với 9.119 ngư dân đang đánh bắt hải sản xa bờ đã di chuyển vào nơi neo đậu an toàn để tránh cơn bão số 4. Trong số này, có 681 tàu với 6.602 ngư dân đã di chuyển ngư trường phía Nam từ Phú Yên đến Kiên Giang và 266 tàu với 2.517 lao động di chuyển ra ngư trường phía Bắc từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ninh.

Các vùng từ Quảng Nam cho đến phía bắc cũng được lệnh sẵn sàng để di tản, nhất là những vùng hải đảo, vùng đê biển, khu du lịch. Nông dân được lệnh thu hoạch sớm lúa và hoa màu, đề phòng ngập lụt.

 

medium_VN-BaoSo4.jpg

*Bản đồ dự báo đường đi của bão số 4 phát lúc 17 giờ chiều nay (23/9).

 

=END=

 

- Ðạn Từ Bãi Tập Bắn Liên Tục Lạc Vào Nhà Gây Thương Vong Cho Cư Dân

 

(Sài Gòn - VNN) Vào 10g sáng ngày 22/9, tại nhà ông Trần Văn Ga, ấp Bàu Cạp, xã Nhuận Ðức, huyện Củ Chi, Sài Gòn, một viên đạn từ ngoài bay vào phá vỡ kính cửa sổ rơi ngay giữa hai chiếc võng nơi có hai cháu nhỏ đang nằm xem TV.

Ông Ga cho biết đây là lần thứ sáu nhà ông bị trúng đạn.

Trước đó, lúc 19g30 ngày 20/9, một viên đạn AK xuyên thủng mái nhà bà Trần Thị Lùng, rơi giữa bàn thờ làm đổ ảnh thờ và lư hương. Ðây là lần thứ hai nhà bà Lùng phải hứng đạn. Vài ngày trước, cháu Trần Thị Củ Mì, 6 tuổi, con gái bà đang đứng chơi trước nhà trúng đạn và đã tử vong tại bệnh viện...

Mai Chí Dũng, xã đội trưởng xã Nhuận Ðức cho biết, sau năm 1975, sư đoàn 9 CSVN tiếp quản căn cứ Ðồng Dù và thành lập bãi bắn. Quá trình hoạt động của bãi bắn này đã xảy ra hàng chục vụ lạc đạn gây tử vong cho một cháu bé, sáu người bị thương tật và gây thiệt hại khá nhiều về nhà cửa, gia súc của người dân.

Biên bản làm việc ngày 18/8/2006 giữa sư đoàn 9 CSVN và UBND xã Nhuận Ðức đã thống kê có hơn 30 trường hợp đạn lạc vào nhà.

Ðiều đáng nói là, nhà cầm quyền các cấp CSVN không hề đưa ra biện pháp nào để cải thiện tình trạng đạn lạc vào nhà dân từng gây ra thương vong, cũng không hề đả động gì đến chuyện bồi thường nhân mạng cho cư dân địa phương!...

Ngoài ra, cũng tin liên quan đến tai họa đến bom đạn, sáng 20/9, một vụ nổ lớn tại kho vũ khí của Trung đoàn 3, quân khu 4 CSVN, đóng trên địa bàn xã Minh Sơn (Triệu Sơn, Thanh Hóa), đã làm 2 quân nhân thiệt mạng, nhiều người mất tích và bị thương. Hàng trăm người dân trong tâm trạng hoảng loạn, bỏ nhà chạy đi lánh nạn.

 

Bà Trần Thị Lùng trước bàn thờ, nơi có đầu đạn làm đổ lư hương. Ảnh: Tuổi Trẻ. 

*Bà Trần Thị Lùng trước bàn thờ, nơi có đầu đạn làm đổ lư hương.

Sau vụ nổ, một quả đạn nằm trong vườn của gia đình ông Trần Văn Mạnh ở thôn 4, xã Minh Sơn. Ảnh: Tuổi Trẻ. 

*Sau vụ nổ kho đạn, một quả đạn nằm trong vườn của cư dân.

 

=END=

 

- Sông Saigon Ô Nhiễm Nặng, Nước Ăn Uống Không An Toàn

 

(Sài Gòn - VNN) Nguồn nước nguồn sông Saigon ngày càng ô nhiễm nặng nề và đang gây ra lo ngại cho dân chúng rằng liệu nước máy cung cấp cho người dân thành phố để sinh hoạt, ăn uống hàng ngày liệu có an toàn hay không. Vào ngày hôm qua một nghiên cứu của đoàn giám sát của Ban Kinh tế ngân sách thành phố về chất lượng nước sạch, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cấp nước Saigon gọi tắt là SAWACO đã lo lắng thú nhận nguồn nước sông Saigon, một trong hai nguồn nước sông chính dùng để lọc thành nước sạch cung cấp cho toàn thành phố, đang bị ô nhiễm nặng và biến đổi theo chiều hướng ngày càng xấu hơn.

Ông cho biết theo những tài liệu ghi nhận phân tích của các chuyên viên, một số chỉ tiêu nước đo được trong tháng 5 và tháng 6 tại sông Saigon vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đã tăng bất ngờ đến vài chục lần so với hai năm trước. Chẳng hạn như độ đục trong nước tăng gấp 5 lần, Mangan cao gấp 4 lần, ammonia cao gấp 40 lần, nồng độ coliform tăng 30 lần. Những chuyên gia cho rằng nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nguồn nước nói trên là do nước thải từ các khu công nghiệp Tân Quy và Tân Phú Trung nằm dọc hai bên bờ sông Saigon. Trong các khu công nghiệp này, nhiều nhà máy thải bỏ một hàm lượng lớn ammonia và các loại hóa chất khác, kể cả rác rưởi xuống sông mà không hề ngần ngại. Một tài liệu khác do Chi cục Bảo vệ Môi trường đưa ra cũng cho thấy lượng rác rưởi và vi khuẩn tăng cao tại các rạch, cống và các điểm xả nằm quanh trạm bơm Hòa Phú, đặc biệt là nhánh sông Thị Tính nằm ở thượng nguồn.

Công ty SAWACO cho biết tình trạng ô nhiễm nặng nhất xảy ra tại các khu vực thuộc quận 12, Gò Vấp và một số khu vực thuộc quận 8, Bình Tân. SAWACO là công ty độc quyền cung cấp nước, và ngay cả chính những thành viên trong ban giám sát Hội đồng Nhân Dân thành phố cũng đã tỏ ra nghi ngờ khi không thấy công ty này báo cáo về những chất có độc tính cao hơn hay vi khuẩn Ecoli mà không công bố cho người dân biết. Người dân thì rất thắc mắc và không yean tâm khi hàng ngày phải sử dụng nước máy. Các cán bộ nhà nước cũng thú nhận rằng hiện nay nguồn nước sạch tại Saigon do ba nhà máy cung cấp là nhà máy nước Thủ Ðức, Tân Hiệp và Tân Bình. Tuy nhiên, ở mỗi nhà máy, chất lượng chỉ tiêu nước mỗi nơi mỗi khác không đồng nhất. Cán bộ SAWACO thì giải thích rằng công ty chỉ có thể nhận biết được một điểm chung là độ đục, còn những tiêu chuẩn còn lại là do bộ Y Tế đề ra. Cho đến nay công ty vẫn xác nhận nguồn nước cung cấp cho người dân thành phố là an toàn. Tuy nhiên, trả lời chất vấn tại sao chất lượng nước ở ba nhà máy cung cấp nước không đồng nhất và liệu có ảnh hưởng đến nguồn nước chung hay không thì các viên chức bị đặt câu hỏi đã tỏ ra bối rối, và nói rằng cho đến nay các nhà máy phát nước chưa kịp báo cáo. Giám đốc công ty thú nhận rằng hiện nay nước do công ty cung cấp chưa thể đạt tiêu chuẩn uống ngay tại vòi như các nước khác.

Muốn như vậy thì phải thay thế mạng lưới ống cấp nước và muốn thay thì phải có tiền. Về lý do ô nhiễm sông Saigon, cho đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn chưa có giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng trên.

 

=END=

 

- Các Công Ty Viễn Thông Và Bảo Hiểm Ở Việt Nam Bị Thua Lỗ Nặng

 

(Hà Nội - VNN) Gần 80% công ty viễn thông và 55% công ty bảo hiểm tại Việt Nam bị thua lỗ trong năm qua. Ðây là số liệu do Phòng Thương mại và Công nghiệp báo cáo và được báo chí CSVN phổ biến hôm cuối tuần qua..

Trong số những doanh nghiệp bị thua lỗ còn có các ngành dệt may, điện tử, vận tải đuờng biển, thủy sản, ngân hàng và mua bán xe hơi. Tuy nhiên trong thời gian hai năm tới, có 75% doanh nghiệp Việt Nam dự tính mở mang thêm hoạt động và thương trường.

Cũng trong lãnh công nghệ thông tin, hãng thông tấn quốc doanh CSVN cho biết, Hoa Kỳ rất quan tâm đến sự tăng trưởng mà Việt Nam đạt được trong ngành nghề này cho nên họ đặc biệt lưu ý đến thị trường đó. Theo tài liệu của viện Chiến lược Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin CSVN cho biết, từ năm 2002 đến giờ, tốc độ tăng trưởng của ngành thông tin đạt hơn 28%. Trong một bản tin khác, tổ chức lượng giá tín dụng quốc tế Standard & Poors hôm Thứ Sáu 21/9/07 nhận định rằng, nền kinh tế Việt Nam đang ổn định, tuy nhiên cũng đưa ra cảnh báo về việc thiếu các nguyên tắc pháp lý cơ bản và chính sách quản lý hữu hiệu. Tổ chức này cho điểm ngoại hối của CSVN là hạng BB, và cho tiền tệ chỉ được hạng BB cộng. Theo Standard & Poors thì nếu Việt Nam khắc phục được những mặt tiêu cực thì sẽ tạo thêm sự tin cậy đối với giới đầu tư nước ngoài, đồng thời duy trì tỷ lệ cao về phát triển kinh tế, với chỉ tiêu tăng trưởng trung bình là 8% mỗi năm.

Một trong những lãnh vực kinh doanh còn nhiều sự bấp bênh là khu vực ngân hàng vì vẫn chưa có nguyên tắc điều hành thống nhất. Nếu muốn lãnh vực tài ngân phát triển thuận lợi thì Việt Nam cần phải cải tổ hệ thống ngân hàng bằng cách giải tư, chứ không nên tiếp tục duy trì ngân hàng quốc doanh tức đặt dưới sự quản lý của nhà nước.

 

=END=

 

- Không Còn Làm Hiệu Trưởng Vẫn Ký Cấp Bằng Tốt Nghiệp

 

(Quảng Ngãi - VNN). Một chuyện vô lý xảy ra tại trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi, không còn làm hiệu trưởng nhưng vẫn ký cấp bằng tốt nghiệp. Người làm cái chuyện này là ông Lê Văn Vĩnh - Giám đốc Sở Giáo Dục Ðào tạo CSVN tại Quảng Ngãi.

Diễn tiến câu chuyện, Ông Ðỗ Việt Trung là Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi. Từ năm 1964-1975 trong thời gian làm cán bộ Phòng Giáo dục huyện Minh Long, ông Trung theo học lớp Sư phạm hệ Trung cấp do trường Sư phạm Khu V tổ chức.

Sau năm 1975, ông Trung tiếp tục theo học lớp Sư phạm; năm 1977 tốt nghiệp và nhận giấy chứng nhận học xong chương trình trung cấp lớp xã hội. Từ năm 1977- 1981, ông Trung theo học trường Nguyễn Ái Quốc ở Sài Gòn.

Năm 1981 ông về công tác tại trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi. Năm 2000, ông Trung nộp hồ sơ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền để đổi bằng đại học (từ dấu vuông sang dấu tròn).

Qua xem xét hồ sơ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền CSVN yêu cầu phải có một bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp trở lên và bổ sung một số thủ tục hồ sơ khác, một số đề tài khoa học.

Ðể giúp ông Trung hợp thức hóa hồ sơ, ngày 10/9/2000, ông Lê Văn Vĩnh - Nguyên Hiệu trưởng Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi - đã ra quyết định số 236B/QÐÐT về việc thu hồi bằng cũ (giấy chứng nhận học xong chương trình trung cấp lớp xã hội) và cấp bằng tốt nghiệp Trung học Sư phạm cho ông Trung.

Nhờ đó, ông Trung được Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp bằng tốt nghiệp Ðại học ngành Triết vào năm 2002.

Cách nhận bằng của ông Trung đã gây nên sự phản ứng gay gắt trong cán bộ giáo viên trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi. Do đó, Hiệu trưởng trường này buộc phải ra Quyết định số 41/QÐÐT về việc hủy bỏ quyết định cấp bằng và thu hồi bằng trung học sư phạm đã cấp cho ông Trung.

Quyết định này nêu rõ: "Lý do bằng trung học sư phạm cấp cho ông Ðỗ Việt Trung sai với qui chế hiện hành về đào tạo, xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp và sử dụng phôi bằng".

Ðây cũng là nguyên nhân để Học viện Báo chí và Tuyên truyền thu hồi và hủy bằng tốt nghiệp Ðại học ngành Triết đã cấp cho ông Trung năm 2002.

Lãnh đạo Sở Giáo Dục Ðào Tạo CSVN Quảng Ngãi cho biết: Tại thời điểm cấp bằng, ông Lê Văn Vĩnh đã không còn làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi nhưng vẫn phê duyệt vào đơn xin đổi bằng tốt nghiệp và ký cấp bằng tốt nghiệp trung học sư phạm cho ông Ðỗ Việt Trung là việc làm trái với quy định của Nhà nước.

Tiếp tay cho ông Vĩnh làm sai còn có ông Lê Văn Tương thuộc Phòng Tổ chức cán bộ Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi. Ông Tương biết việc cấp bằng cho ông Trung là sai với quy định nhưng lại cố tình làm quyết định và làm bằng trình ông Vĩnh ký.

 

=END=

 

- Phụ Nữ Muốn Lấy Chồng Ðại Hàn Vẫn Gia Tăng Ở Vĩnh Long

 

(Vĩnh Long - VNN) Dù tin cô dâu Huỳnh Mai bị người chồng Nam Hàn đánh đập đến chết làm phẫn uất nhiều người dân trong nước, nhưng tại Vĩnh Long, số hồ sơ phụ nữ kết hôn với công dân Nam Hàn vẫn đang gia tăng đột biến. Theo số liệu của hãng thông tấn CSVN, đước các báo trong nước trích dẫn, từ 80 người năm 2005 lên 299 người năm 2006 và năm 2007 mới có 9 tháng nhưng đã có tới 326 hồ sơ, tăng gấp hơn 4 lần so với cả năm 2005.

Cũng theo các báo, ông Phan Văn Phước, giám đốc Sở Tư Pháp Vĩnh Long cho biết, huyện Bình Minh có số hồ sơ phụ nữ đăng ký ghi chú kết hôn với công dân Nam Hàn nhiều nhất tỉnh và gia tăng từ 37,5% năm 2005 lên gần 51% trong 9 tháng đầu năm nay.

Ða số hồ sơ cho thấy công dân Nam Hàn xin kết hôn với phụ nữ Việt Nam có trình độ học vấn bậc tiểu học. Qua phỏng vấn, có người chỉ có trình độ lớp 1/12; hầu hết chênh lệch về tuổi tác khá lớn (10-20 tuổi). Ða số kết hôn qua mai mối, giới thiệu và qua ít lần điện thoại.

Hiện nay, ngành tư pháp Vĩnh Long không chỉ chú trọng kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp luật pháp của các hồ sơ thủ tục kết hôn, ghi chú kết hôn mà còn chú trọng xác định tính tự nguyện trong hôn nhân, khả năng giao tiếp bằng một ngôn ngữ chung, sự hiểu biết về nhau, về gia đình, về hoàn cảnh, về phong tục tập quán, về luật pháp mỗi nước... để ngăn chặn những vụ hôn nhân chỉ đơn thuần vì mục đích kinh tế,...

Ðặc biệt chú trọng những vụ kết hôn bất hợp pháp, hoặc dùng hình thức kết hôn để mua bán hoặc xâm phạm tình dục.

Trong một bản tin khác của hãng thông tấn CSVN, vào lúc 10 giờ 30 sáng qua 23/9/07, công an bất ngờ kiểm tra nhà hàng Ðại Nam số 259-261 đường Nơ Trang Long (phường 13, quận Bình Thạnh, Sài Gòn). Tại đây có 75 cô gái trẻ đang tham dự vào một cuộc tuyển chọn lấy chồng Nam Hàn trái phép.

Các cô gái này chủ yếu ở các tỉnh miền Tây và một số khác ở tỉnh Bình Thuận. Chủ môi giới là Huỳnh Văn Bình (46 tuổi, trú quận Bình Tân, Sài Gòn) đã thuê 11 phòng karaoke của nhà hàng để bố trí cho hai người Nam Hàn đến xem mặt 60 cô gái.

Ðược biết, Bình có con gái lấy chồng Nam Hàn nên đã móc nối cho một nhóm người Ðại Hàn đi chọn vợ Việt Nam. Bình liên hệ với một số người chuyên "chăn dắt" gái lấy chồng nước ngoài, trong đó có hai người là Huỳnh Thị Tân (24 tuổi) và Lê Thị Mỹ (42 tuổi, cùng trú tại tỉnh Bình Thuận).

Bình được hai người Nam Hàn trả công 1.500 đôla mỗi cô gái nếu được chọn, còn đối tượng "chăn dắt" được hưởng 1,2-1,5 triệu đồng. Hiện công an đang tiếp tục điều tra làm rõ.

Ðược biết từ đầu năm 2007 đến nay, công an Sài Gòn đã phát giác hơn 10 vụ môi giới hôn nhân trái phép với quy mô lớn và xử lý nghiêm theo pháp luật các đối tượng môi giới; hàng trăm cô gái được tư vấn về hậu quả môi giới hôn nhân trái phép và được đưa về địa phương cư trú.

 

 

* Các cô gái tham dự cuộc thi "tuyển vợ" của đàn ông Nam Hàn.

 

 medium_VN-KetHonHanQuoc-02.jpg

* 66 cô gái tham gia cuộc "tuyển chọn" lấy chồng Hàn trái phép ngày 23/4/2007 tại Sài Gòn.

 

=END=

 

- Dùng Sổ Ðỏ Giả Ðể Lừa Ngân Hàng Hơn 19 Tỷ Ðồng

 

(Ðà Nẵng - VNN) Ngày 23/9, Công an Ðà Nẵng đã bắt Trần Thái Vũ, 35 tuổi, nguyên giám đốc Công ty Trần Vũ vì đã dùng sổ đỏ giả lừa chiếm 19,4 tỷ đồng của ngân hàng.

Từ tháng 7/2006 - 3/2007, Vũ cùng đồng bọn đã dùng 8 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả và 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà giả mang tên Trần Thái Vũ và cha mình là Trần Phú Thái đến các ngân hàng ở Ðà Nẵng để cầm với số tiền 19,4 tỷ đồng.

Khi hàng loạt vụ lừa đảo ngân hàng bị bại lộ vào tháng 3, "trùm lừa" Trần Thái Vũ đã bỏ trốn. Ngày 22/9, Vũ về nhà riêng tại phường Hoà An, quận Cẩm Lệ (Ðà Nẵng) và bị công an bắt giữ.

Khám xét chỗ ở của Vũ, lực lượng chức năng thu giữ 34 con dấu, có tên và chức danh cùng 10 biển kiểm soát xe ôtô các loại, một xe Toyota màu đen, một xe Dawoo cùng nhiều giấy tờ, tài sản khác.

 

=END=

 

- Cá Sấu Xuất Hiện Gần Trường Tiểu Học

 

(Quảng Bình - VNN) Cuối tuần qua, tại xã Lương Ninh, Quảng Ninh (Quảng Bình), ở gần trường tiểu học, người dân đã thấy một con cá sấu dài hơn 1 m, nặng chừng 20 kg.

Một người đi soi cá đã dùng dao chém vào đầu cá sấu nhưng không bắt được. Sau đó con cá này lẩn mất. UBND xã Lương Ninh đã dùng máy bơm hút nước ở một số ao hồ gần đó để tìm bắt cá sấu, nhưng không có kết quả.

Nhiều người cho rằng con cá sấu có thể do xe vận chuyển trên đường bị sổng ra vì ở Quảng Bình chưa có nơi nào hay cá nhân nào nuôi cá sấu. Trước đây, một số người dân ở xã Lương Ninh đã bắt được một con cá sấu nặng chừng 13-15 kg và đã bí mật đem đi bán.

Nhắc lại, vào sáng hôm 9/9, một thanh niên đang nằm ngủ dưới sàn nhà hàng thì bị một con cá sấu nặng khoảng 9kg phá được lồng sắt, chui ra ngoài, cắn đứt gân tay.

 

=END=

 

- Ðốt Nhà Do Ghen Tuông, Một Ðôi Vợ Chồng Cùng Chết

 

(Sài Gòn - VNN) Nhà chức trách huyện Bình Chánh, Sài Gòn, đang điều tra làm rõ vụ hỏa hoạn xảy ra vào lúc 20h35 ngày 22/9, tại số nhà C13/23D ấp 5, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh làm hai người chết.

Ngọn lửa đã làm chị Lê Thị Minh Kim (35 tuổi) và chồng là Nguyễn Văn Ngon (40 tuổi, cùng trú tại nhà trên) chết tại chỗ do bỏng toàn thân và ngạt khí CO2.

Qua điều tra ban đầu được biết, do vợ chồng ghen tuông nhau nên một trong hai người đã khóa cửa phòng ngủ và dùng xăng đốt nhà gây ra vụ hỏa hoạn trên.

 

=END=

 

- Giả Bánh Trung Thu Hồng Kông Ðể Nâng Cao Giá Bánh

 

(Hà Nội - VNN) Quảng cáo một đằng, chất lượng một nẻo, giá được đẩy cao ngất ngưởng. Những chiếc bánh bán lẻ chỉ 10.000 - 12.000đ/1 chiếc, nhưng đóng trong hộp to, in bắt mắt và thêm sự sính ngoại của người tiêu dùng, một số hãng bánh đã mập mờ, chuyển thành "bánh Hồng Kông", bán với giá 300.000 - 500.000đ/1hộp.

Sáng 22/9, trên địa bàn Hà Nội, Thanh tra liên ngành CSVN đã phát giác tại cửa hàng bánh trung thu 46A Bà Triệu có bán loại bánh vỏ ngoài quảng cáo bằng tiếng nửa Anh - nửa Việt: "Hồng Kông - Chinese moon cake" (Bánh trung thu Hồng Kông), bên trong có 9 chiếc bánh nướng đựng trong hộp giấy đỏ in cầu kỳ. Giá hộp bánh là 280.000đ.

Nhưng khi lật phía sau hộp bánh, mới biết "Hồng Kông" không phải là xuất xứ của bánh, mà tên cơ sở là hãng bánh kẹo Hồng Kông, văn phòng giao dịch - đại lý phân phối cấp I tại 53 Hàng Buồm, Hà Nội. Ðịa chỉ sản xuất tại km số 2, Xuân Ðỉnh, Hà Nội.

Ðể kiểm chứng về nguồn gốc và chất lượng bánh, đoàn kiểm tra đã tới 53 Hàng Buồm. Thật bất ngờ, khi nhìn thấy đoàn kiểm tra, một số người đã nói ngay: "Ðấy, bánh Hồng Kông rởm, hôm nay người ta mới đến quay phim!". Hoá ra, văn phòng đại diện và cũng là đại lý cấp I chỉ ở vỉa hè, không biển hiệu, không giấy phép kinh doanh.

Bên cạnh hộp bánh trị giá 280.000đ giống ở Bà Triệu là một khay đầy các loại bánh nướng, được đổ đồng bán với giá 10.000đ. Khi so sánh bánh 10.000đ/1chiếc với bánh trong hộp thì không khác gì nhau. Anh Phong - chủ CH 53 Hàng Buồn - thú nhận, 2 loại là một, kích thước chỉ nhỉnh hơn một chút. Vậy là nhờ có chiếc hộp bắt mắt và "mánh" quảng cáo, 9 chiếc bánh loại 10.000đ đã được đẩy giá lên tới 280.000đ/hộp.

Tiếp tục lần theo nơi sản xuất tại thôn Ðông, Xuân Ðỉnh, thì địa chỉ này đã đóng cửa. Khi đoàn thanh tra liên lạc qua số điện thoại di động in trên bao bì với anh Ðoàn Văn Khê - chủ nơi sản xuất - thì nhận được câu trả lời, mọi việc giao dịch tại 53 Hàng Buồm. Trước sự lập lờ về nhãn mác, thậm chí là kinh doanh không giấy phép này, Ðội Quản lý thị trường số II đã xử phạt cơ sở 53 Hàng Buồm 3,3 triệu đồng.

 

=END=

 

3- Tin Thế Giới 24-09-07

 

- Miến Ðiện: 100.000 Người Biểu Tình Phản Ðối Chính Phủ Quân Sự

 

(Rangoon - VNN) Hãng AP ngày 24-09 loan tin, khoảng 100.000 người hôm nay xuống đường tại Rangoon phản đối nhà cầm quyền quân sự. Ðây là cuộc biểu tình liên tiếp ngày thứ 7 xảy ra do các nhà sư dẫn đầu; số tín đồ tham gia ngày càng đông và gây dư luận thế giới. Người ta e ngại một cuộc đàn áp đẫm máu xảy ra như năm 1988 làm trên 3.000 người bị bắn chết. Tuy tình hình hiện nay có khác hơn hai thập niên trước, nhưng sự sắt máu của các tướng lãnh vẫn giữ nguyên. Song người ta có chút hy vọng về sự chia rẽ trong nội bộ các tướng lãnh cầm quyền giữa hai xu hướng già và trẻ ngày càng rõ rệt trong chế độ.

Cuối tuần qua, đoàn biểu tình đã đi ngang qua nhà bà Aung San Suu Kyi, người đã bị quản thúc từ 18 năm qua. Bà đã ra trước cửa nhà chấp tay đón tiếp các nhà sư; đoàn tuần hành đã dừng lại trước cửa nhà lãnh đạo đối lập cầu kinh trong 15 phút dưới trời mua. Bà Aung San Suu Kyi không dằn nỗi cơn xúc động đã òa lên khóc, khiến các nhà sư và người biểu tình cũng khóc theo. E ngại cơn xúc động bùng lên biến thành bạo động, đoàn biểu tình ngày 23-09 qui tụ khoảng 20.000 người đã bị toán an ninh ngăn chận không dỡ cổng sắt cho đi ngang qua nhà Aung San Suu Kyi, khiến họ đã đổi hướng khác. Dường như trong suốt 7 ngày tuần hành cầu kinh một cách ôn hoà do các nhà sư điều hướng nên đám đông không có một hành vi bạo động nào khiến làm cớ cho nhà cầm quyền đàn áp.

Theo các nhân chứng, đoàn biểu tình dài đã đi bộ khoảng 8 cây số trong vài giờ tới trường đại học ở Rangoon, nơi đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình lớn trong quá khứ, đã được sinh viên nhập đoàn tuần hành cùng các nhà sư. Trong khi đó tại thành phố lớn Mandalay ở miền trung Miến Ðiện, có từ 500 tới 600 nhà sư biểu tình tuần hành vào buổi chiều. Theo các nhà quan sát, cho đến nay nhà cầm quyền quân sự vẫn giữ phản ứng dè dặt so với những gì đã xảy ra vào năm 1990 khi quân đội đã đàn áp cuộc biểu của hàng trăm nhà sư ở Mandalay, bắt giữ nhiều người và đóng cửa các chùa có nhà sư tham gia biểu tình. Trung Cộng, đàn anh đỡ đầu cho chế độ quân phiệt Rangoon lần này đã tỏ ra không hậu thuẫn là lý do chính khiến chế độ Rangoon phản ứng dè dặt. Tuy nhiên theo tin mới nhất của BBC, nhà cầm quyền quân sự Miến hôm nay đã lên tiếng cảnh báo các nhà sư rằng họ sẵn sàng hành động. Tướng Thuara Muint Muang đe rằng "các nhà sư không được chống lại các nguyên tắc và qui định của đạo Phật".

 

 

Buddhist monks march and pray during a protest in  Rangoon, 22 Sep 2007

* Giới tăng lữ Miến Ðiện biểu tình phản đối chế độ ngày thứ 7 liên tiếp.

 

=END=

 

- Ðức Muốn Tiếp Tục Ðối Thoại Với Trung Cộng Về Một Quốc Gia Pháp Quyền

 

(Berlin - VNN) Bộ trưởng Tư pháp Ðức, Brigitte Zypries, hôm 24-09 nói muốn tiếp tục đối thoại với Trung Cộng về một quốc gia pháp quyền sau khi Bắc Kinh hủy bỏ một cuộc gặp gỡ như là hành động phản đối Thủ tướng Ðức Angela Merkel tiếp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma hôm 23-09. Bộ trưởng Tư pháp Ðức tuyên bố được nhật báo Berliner Zeitung trích dẫn: "Cuộc đối thoại này sẽ là một thành công và nó sẽ không bị gián đoạn lâu". Hôm 21-09 Bắc Kinh loan báo chính thức hủy bỏ cuộc đối thoại vì "lý do kỹ thuật", một hội nghị chuyên đề trong 3 ngày bắt đầu từ ngày 23-09 tại Munich trong khuôn khổ đối thoại hai nước về nhà nước pháp quyền.

Theo báo Berliner Zeitung, bà Zypries sẽ tìm cách loan báo một thời điểm mới cho cuộc hội thảo này. Bà nhấn mạnh, tôn trọng nhân quyền là đề tài chính trong đối thoại về một quốc gia pháp quyền với Trung Cộng. Tuy nhiên theo bộ trưởng Tư pháp Ðức, đây là một quan điểm cần thiết và quyền lợi đối tác trong cuộc đối thoại. Thủ tướng Angela Merkel hôm 23-09 với tư cách cá nhân đã hội kiến Ðức Ðạt Lại Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng, và đã bị Bắc Kinh chỉ trích cuộc hội kiến này. Ngày 8-8 vừa qua nhiều ngàn người Tây Tạng lưu vong ở Ấn Ðộ đã biểu tình tại Tân Ðề Ly vào lúc nước này tung ra một buổi lễ lớn đánh dấu 1 năm trước ngày khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Trung Cộng lo ngại các thành viên Tây Tạng đòi độc lập, nhân quyền và quyền tự do báo chí nhân dịp Thế vận Hội Bắc Kinh (từ 8 đến 24-08) để lưu ý dư luận ngoại quốc về vấn đề này, và mong muốn quốc tế ủng hộ họ. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã nhiều lần xác định rằng ngài không đòi hỏi độc lập nhưng được quyền tự trị rộng rãi để bảo tồn văn hóa Tây Tạng.

 

Berlin tient à poursuivre le dialogue sur l'Etat de droit avec la Chine

* Thủ tướng Ðức Angela Merkel tiếp Ðức Ðạt Lai lạt Ma ngày 23-09.

 

=END=

 

- Pakistan: Tòa Án Tối Cao Bác 3 Ðơn Chống Tổng Thống Musharraf Tái Cử

 

(Islamabad - VNN) Tòa án Tối Cao Iran ngày 24-09 đã bác 3 trong số nhiều đơn chống Tổng thống Pervez Musharraf tái cử, đồng thời cảnh sát Pakistan bắt giữ hàng chục nhà đối lập hô hào khẩu hiệu chống Tổng thống. Theo tin AP hôm nay 24-09 tòa án Tối cao tiếp tục xét xử các đơn khác khiếu nại về tính hợp pháp và ý muốn ngăn chận ông Musharraf ra ứng cử nhiệm kỳ 2. Tòa Án cho biết sẽ tiếp tục xét 7 đơn khiếu nại khác hôm nay và trong những ngày tới. Các con đường dẫn tới tòa án đều bị lực lượng an ninh dựng các rào sắt ngăn chận. Hình ảnh đài truyền hình cho thấy người biểu tình đã bỏ chạy trước khi cảnh sát chống bạo động tới. Một lát sau hàng chục người tập hợp lại với biểu ngữ cầm tay, họ hô to khẩu hiểu chống Tổng thống Musharraf. Tính chung cảnh sát đã bắt giữ tổng cộng 30 người đến gần tòa án khoảng 100 thước. Hình thức bầu Tổng thống tại Pakistan diễn ra theo cách gián tiếp, tức do các dân biểu và Nghị viên các tỉnh, thành phố bỏ phiếu, sẽ diễn ra vào ngày 6-10 tới. Tướng Musharraf lên cầm quyền sau cuộc đảo chánh không đổ máu năm 1990 cho biết, ông sẽ từ bỏ chức Tổng tư lệnh quân đội khi đắc cử Tổng thống. Nhưng đối lập phản đối điều này và đòi ông Musharraf từ chức trước khi cuộc bầu phiếu diễn ra. Tổng thống Musharraf trong thời gian qua đã giàn xếp kín với cựu Thủ tướng lưu vong Beabzir Bhutto để nhận được sự ủng hộ của các đại biểu đảng bà trong quốc hội; đổi lại bà được hủy bỏ hồ sơ cáo buộc tham nhũng và trao lại ghế Thủ tướng cho bà nếu ông Musharraf đắc cử. Có tin đồn rằng nếu Tòa Án Tối Cao bác bỏ tư cách ứng cử ông Musharraf có thể chính phủ sẽ ban hành tình trạng khẩn cấp. Nếu kịch bản này xảy ra, khủng hoảng chính trị tại Pakistan sẽ càng trầm trọng.

 

* Biểu tình phản đối TT Pervez Musharraf trước tòa án.

 

=END=

 

- Ðồng Euro Tăng Giá Kỷ Lục Lần Thứ 3 So Với Ðôla Mỹ

 

(Luân Ðôn - VNN) Hãng Reuters ngày 24-09 loan tin, đồng euro hôm nay có dấu hiệu tăng giá lần thứ 3 so với đồng đôla Mỹ khiến các lãnh đạo tài chánh Âu Châu lo ngại, trước viễn ảnh đồng mỹ kim tiếp tục sụt giá do các giới chức tài chánh Mỹ giảm lãi xuất ngân hàng. Pháp một lần nữa phàn nàn việc đồng euro tăng giá đã lên tới mức 1,413 đôla đổi 1 euro, mức cao kỷ lục từ khi đồng euro ra đời năm 1999. Vào lúc 09g00 GMT đồng tiền Mỹ đã giảm đôi chút ở mức 1,405 đôla = 1 euro. Anje Praefcke, giới chức ngân hàng Commerzbank ở Franfurt nhận định: "Người ta thiếu dữ kiện để ngăn chận đồng đôla tụt giá do việc tài chánh Mỹ giảm tỉ lệ lãi xuất, đồng đôla tiếp tục hướng chao đảo chưa đứng yên". Quỹ Dự Triữ Liên Bang Mỹ quyết định giảm tỉ lệ lãi xuất 0,5% từ ngày 18-09 để ngăn chận ảnh hưởng do ngành địa ốc tác động. Các nhà tài chánh nhận định, đồng đôla còn tiếp tục mất giá so với đồng euro và các đồng tiền khác. Ngay khi đồng euro tăng giá đến mức 1 euro ăn 1,40 đôla đã làm cho người ta lo ngại hậu quả ảnh hưởng lên xuất cảng của Âu Châu.

Trong khi đó Pháp một lần nữa đã chỉ trích ngân hàng Trung ương Âu Châu. Henri Guaino, một giới chức thân cận cố vấn Tổng thống Nicolas Sarkozy đánh giá rằng chính phủ Pháp không thể ngồi yên trước tình hình này. Nhưng chủ tịch ngân hàng BCE, Jean Claude Trichet, tái xác nhận nhiệm vụ của ông là ổn định giá cả và giữ thái độ cứng rắn. So với đồng yen, đồng euro đã nhường bước sáng ngày 24-09, một euro ăn khoảng 162,02 yens, sau khi tăng liên tiếp trong 6 tuần lễ, tính đến cuối tuần qua ở mức 162,84 yens. Sáng nay đồng đôla cũng giảm giá so với đồng yen của Nhật ở mức 114,83 yens đổi 1 đôla.

 

* Euro tăng giá cao kỷ lục so với đôla.

 

=END=

 

- Tích Lan: Ðụng Ðộ Ở Miền Bắc, 3 Du Kích Tamil Và 1 Binh Sĩ Chết

 

(Colombo - VNN) Hãng thông tấn AP ngày 24-09 loan tin, du kích Hổ Tamil đã tấn công vào một nhóm binh sĩ Tích Lan sáng nay làm nổ ra trận đấu súng khiến 4 người thiệt mạng, gồm 3 du kích và 1 binh sĩ. Theo một giới chức quân đội không nêu tên cho biết, vụ tấn công xảy ra tại thành phố Kilali ở bán đảo Jaffna dọc theo đường biên giới dưới sự kiểm soát của chính phủ và du kích Hổ Tamil tại miền bắc Tích Lan. Phát ngôn du kích, Rasiah Ilanthirayan, lên án quân đội gây ra bạo động, cho rằng vụ đụng độ xảy ra sau khi quân đội bao vây một vị trí du kích dọc đường ranh hai bên đối đầu, và nói rằng chưa ghi nhận con số tổn thất. Các nhà báo ngoại quốc theo dõi cuộc nội chiến ở Tích Lan cho rằng hai phía du kích đòi ly khai và chính phủ Colombo thường đưa các con số thổi phòng có lợi về phía mình. Du kích Tamil võ trang chiến đấu từ 1983 đòi thiết lập tại miền Bắc và Ðông một nước độc lập của người thiểu số Tamil. Một hiệp ước ngừng bắn được hai phía ký vào năm 2002 nhờ trung gian của đặc sứ Na Uy. Nhưng sau cuộc đàm phán lần chót ở Geneve không đạt kết quả, giao tranh đã tái phát làm trên 5.000 người thiệt mạng trong vòng 22 tháng qua, nâng tổng số thiệt hại nhân mạng từ đầu nội chiến lên trên 70.000 nạn nhân.

 

Graveyard for Tamil Tiger rebels

* Nội chiến tại Tích Lan khiến nghĩa địa chật hơn.

 

=END=

 

- Bộ Tứ Ủng Hộ Hội Nghị Quốc Tế Hòa Bình Trung Ðông Do Mỹ Tổ Chức

 

(Liên Hiệp Quốc - VNN) Bộ Tứ gồm Nga, Mỹ, Liên Hiệp Âu Châu và Liên Hiệp Quốc ủng hộ hoàn toàn dự định của Hoa Kỳ tổ chức một hội nghị quốc tế hòa bình Trung Ðông. Hoa Kỳ có ý định mời Syria tham dự. Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice hôm 23-09 tuyên bố hy vọng Damascus nhận lời trong số nhiều nước Á rập được mời tham dự. Bà Rice sẽ loan báo trong ngày hôm nay tại Liên Hiệp Quốc về chương trình nghị sự và danh sách các nước được mời trong nỗ lực mang lại hòa bình giữa Do Thái và Palestine. Hai nước này đương nhiên sẽ có đại diện trong số các nước thành viên Liên Ðoàn Á rập gồm Algeria, Bahrein, Ai cập, Jordan, Liban, Ma rốc, Qatar, Á rập Saudi, Sudan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Yemen. Các nước này là thành viên một ủy ban trách nhiệm do Liên Ðoàn Á rập đề nghị nhìn nhận Do Thái, đổi lại Do Thái phải hoàn trả đất đã chiếm sau cuộc chiến 1967. Một giới chức Mỹ không nêu tên cho biết Ngoại trưởng Rice chưa trình bày ý định này trước Bộ Tứ mà đại diện là cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và các nhà ngoại giao Á rập. Trước cuộc họp Bộ Tứ, Ngoại trưởng Mỹ đã có các buổi tiếp xúc riêng với ông Blair và Ngoại trưởng Kuwait và Saudi.

 

* Bộ Tứ ủng hộ hội nghị hòa bình Trung Ðông.

 

=END=

 

- Hezbollah Tẩy Chay Bầu Tổng Thống Liban

 

(Beirut - VNN) Hezbollah và các tổ chức hồi giáo Liban hôm 24-09 cho biết họ sẽ tẩy chay cuộc họp quốc hội vào này mai để bầu một Tổng thống mới, trong khi các ứng viên phe đa số chống Syria ủng hộ cuộc bầu cử này. Dân biểu Ali Hassan Khalil, một trong 16 dân biểu được nhóm Nabih Berri gốc hồi giáo Shiite, tuyên bố: "Nếu không đạt được đồng thuận nhóm chúng tôi sẽ không tham dự cuộc họp". Nhiệm kỳ của Tổng thống thân Syria, Emile Lahoud sẽ mãn vào ngày 23-11 tới. Phải có túc số 2/3 đân biểu cần thiết để tiến hành bầu Tổng thống, do đó cần có thảo luận giữa các đảng để bảo đảm sự có mặt đủ của các dân biểu. Ðây là cuộc bầu cử Tổng thống lần đầu tiên từ năm 2005 sau khi quân đội Liban rút khỏi nước này. Chính phủ đã điều động cảnh sát và quân đội tăng cường bảo vệ trụ sở quốc hội và tòa nhà chính phủ nằm gần đó. Các giới chức Liban cho biết có thể 8 ứng viên sẽ được các phía đưa ra tranh ghế Tổng thống, theo hình dưới từ trái qua phải: Nassib Lahoud, Michel Aoun, Butros Harb, Charlse Rizk, Robert Ghanim, Jean Obeid, Rias Salameh và Michel Suleiman. Phe đa số kiểm soát 68 ghế trong quốc hội 128 đại biểu; đối lập chiếm 58 ghế, một ghế do phe độc lập nắm giữ, và 1 ghế bỏ trống kể từ khi dân biểu phe đa số Antoine Ghanim bị ám sát ngày 19-09 vừa qua.

 

Liban: pas d'élection d'un président mardi, selon des responsables politiques

* 8 ứng viên Tổng thống Liban.

 

=END=

 

- Kosovo: Nổ Bom Tại Prestina Gây Căng Thẳng Giữa Hai Cộng Ðồng Serbia-Kosovo

 

(Pristina - VNN) Một vụ nổ bom xảy ra tại Pristina, thủ đô Kosovo, ngày 24-09 làm 2 người chết và 11 bị thương, khiến căng thẳng gia tăng trước cuộc gặp gỡ cấp cao giữa đại diện Serbia và Kosovo để tìm một qui chế vĩnh viễn cho Kosovo đang được Liên Hiệp Quốc quản trị từ năm 1999. Vụ nổ xảy ra vào sáng sớm 24-09 tại một tòa nhà ở đại lộ chính Bill Clinton tại trung tâm thành phố, nơi có nhiều quán bar và nhà hàng vừa mở cửa. Veton Elshani, phát ngôn cảnh sát cho biết: "Chúng tôi chưa biết rõ chất nổ và thủ phạm gây ra". Cảnh sát được lực lượng NATO ở Kosovo (KFOR) giúp bao vây khu vực nổ bom; nhà cửa gần hiện trường bị hư hại nhiều, hàng chục xe bị phá hủy.

Ðại lộ đang bị cấm giao thông, cảnh sát và an ninh lục soát hiện trường để tìm bom hay chất nổ, chưa có dấu hiệu gì vụ nổ liên quan tới cuộc đàm phán Kosovo-Serbia. Tướng Terry đại diện Âu Châu trong một thông cáo cho biết: "Vụ nổ này gây nhiều lo ngại, nhưng chúng tôi hy vọng đó không phải là hành động khủng bố". Trong khi đó chính phủ Kosovo lên án gay gắt "hành động tội ác" và tái xác nhận chống khủng bố để tạo bối cảnh hòa bình cho Kosovo. Vụ nổ xảy ra trước cuộc gặp giữa Kosovo và Serbia sẽ diễn ra tại Nữu Ước ngày 28-09 tới, nối lại cuộc đàm phán hồi cuối tháng 8 thảo luận về qui chế Kosovo không mang lại kết quả. Các cuộc thảo luận diễn ra dưới sự bảo trợ của Mỹ, Nga và Ðức tìm ra một giải pháp ổn thỏa.

Kosovo, một tỉnh của Serbia có trên 90% người Albania muốn độc lập, nhưng Belgrade phản đối chỉ muốn Kosovo có quyền tự trị rộng rãi, không tách rời Serbia. Liên Hiệp Âu Châu mong muốn 3 nhà trung gian đốc thúc cuộc họp kết thúc vào ngày 10-12 và thực hiện 1 bản báo cáo gửi lên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon. Lãnh đạo Kosovo cho biết sẽ tự ý tuyên bố độc lập nếu tới thời điểm này cuộc thương thuyết không có kết quả. Các cuộc bầu cử quốc hội và thị xã sẽ diễn ra tại Kosovo vào ngày 17-11, nhưng ông Joachim Rucker, đại diện Liên Hiệp Quốc cho biết có thể hoãn ngày này nếu trường hợp bất ổn xảy ra.

 

* Hiện trường vụ nổ tại Pristina vào sáng 24-09.

 

=END=

 

- Chưa Ðủ Ðiều Kiện Ðể Ngoại Trưởng Pháp Thăm Viếng Iran

 

(Nữu Ước - VNN) Hãng AFP hôm 24-09 trích xác nhận của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trả lời phỏng vấn báo The New York Times cho biết, các điều kiện cho chuyến công du Iran của Ngoại trưởng Bernard Kouchner "chưa đạt đủ". Tổng thống Sarkozy đến Nữu Ước tham dự một cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu mở ra hôm nay. Ngoại trưởng Bernard Kouchner trả lời phỏng vấn nhật báo Le Figaro xác nhận, ông sẽ viếng thăm Iran "nếu được mời". Về phần mình, Tehran hôm 23-09 tuyên bố "không thấy một trở ngại nào" về việc Ngoại trưởng Pháp đến Tehran. Tuần qua ông Bernard Kouchner tuyên bố rằng dư luận thế giới nên chuẩn bị chiến tranh nếu các cuộc thảo luận về chương trình vũ khí hạt nhân với Iran không đạt kết quả. Sau khi được nhiều hãng thông tấn ngoại quốc hỏi lại, ông Kouchner nói không phải cuộc chiến tranh xảy ra ngay bây giờ, và giải pháp ngoại giao phải được tiếp tục cho tới khi nào không thể. Theo ông Kouchner, phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất phải được tiến hành.

 

Voyage Iran Kouchner: conditions pas remplies pour Sarkozy

* TT Pháp Nicolas Sarkozy đến Nữu Ước tham dự thượng đỉnh về khí hậu.

 

=END=

 

- Thượng Ðỉnh Về Khí Hậu Tổ Chức Tại Hoa Thịnh Ðốn

 

(Hoa Thịnh Ðốn - VNN) Theo tin Reuters, 3 cuộc hẹn lớn thảo luận về hâm nóng khí hậu nằm trong lịch trình của các lãnh đạo lớn thế giới diễn ra trong tuần này tại Hoa Thịnh Ðốn. Tất cả các lãnh đạo chờ đợi Hoa Kỳ thực tế hóa lời hứa về vai trò lớn của mình đối với thách thức toàn cầu. Trọng tâm đề tài thảo luận là giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt thải ra chí Co2 từ các trung tâm nhiệt điện và lãnh vực giao thông. Nhưng để đạt tới kết quả, cộng đồng quốc tế còn chia rẽ về định mức giảm khí thải do nghị định thư Kyoto đề ra đòi hỏi thiện chí từng đối tác. Cuộc họp đầu tiên diễn ra hôm nay 24-09 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, bên lề Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 62, do Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon mời 82 lãnh đạo quốc gia và Thủ tướng chính phủ tham dự. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đọc 1 thông điệp mạnh trong viễn ảnh Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu sẽ được tổ chức tại Bali (Nam Dương) vào tháng 12 tới. Theo ông Ban Ki Moon, phải đạt thỏa ước quyết định từ nay tới 2009 để có thể đi vào hiệu lực vào cuối năm 2012. Ông Harlan Watson, nhà thương thuyết chính của chính phủ Bush về khí hậu đánh giá, "giờ đã điểm" để vượt qua các trở ngại định ra phương thức hành động. Nghị định thư Kyoto ký năm 1997 gồm 36 nước kỹ nghệ đề ra mục tiêu giảm khí thải 5% từ đó tới năm 2012 so với năm 1990. Tổng thống George W. Bush đã rút tên Mỹ khỏi Nghị định thư vào năm 2001 phản đối nội dung Nghị định thư Kyoto về dịnh mức giữa các nước kỹ nghệ và các nước đang phát triển sắp trở thành nước kỹ nghệ như Trung Cộng và Ấn Ðộ thải và khối lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính. Tổng thống Bush không dự hội nghị, nhưng sẽ dùng cơm tối với Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon trước cuộc họp tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn vào 27 và 28-09. Hoa Kỳ chưa công bố các nước tham dự và cấp đại diện và số nước được mời. Theo một giới chức tòa Bạch Ốc, dù cuộc họp ở Nữu Ước hay Hoa Thịnh Ðốn chủ trương của Mỹ vẫn chống thay đổi khí hậu.

 

* Khí hậu hâm nóng băng tại Bắc cực tan nhanh hơn.

 

=END=

 

- Nữu Ước: Tổng Thống Iran Tham Dự Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc

 

(Nữu Ước - VNN) Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad hôm 23-09 đến Nữu Ước tham dự khóa học thứ 62 Ðại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ðược biết ông sẽ đọc một bài diễn văn tại một đại học nổi tiếng của Mỹ. Ông Ahmadinejad là đề tài tranh cãi giữa Âu Châu, Do Thái và Liên Hiệp Âu Châu với thế giới Á rập và hai nước Nga, Trung Cộng về chương trình hạt nhân của Iran, bị cho là nuôi tham vọng sản xuất vũ khí hạt nhân. Tuần qua đại sứ Iran đã gửi yêu cầu tới thành phố Nữu Ước cho phép ông Mahmoud Ahmadinejad tới đặt vòng hoa tại Ground Zero nơi gần 3.000 người Mỹ chết do vụ khủng bố vào 9-11-2001, nhưng đã bị cảnh sát và các cơ quan an ninh từ chối vì lý do an ninh. Nhưng một giới chức tòa Bạch Ốc gay gắt hơn khi tuyên bố, "ông Ahmadinejad không được đến tận nơi gần 3.000 người Mỹ chết vì khủng bố, Iran lại là nước ủng hộ khủng bố".

Ông Amadinejad đáp lại rằng nhân dân Mỹ đã bị khước từ một cơ hội để được nghe những tiếng nói khác biệt và ông sẽ dùng cơ hội này để giải thích các quan điểm của Iran trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới. Theo dự trù, một cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện của lãnh đạo quá khích Iran tại đại học Columbia sẽ được tổ chức hôm nay 24-09. Những người chỉ trích nói rằng đại học này không nên cung cấp cho ông một diễn đàn vì Iran bị coi là có liên hệ với các nhóm khủng bố, và vì những lời ông Ahmadinejad kêu gọi triệt hủy diệt Do Thái. Các giới chức đại học Columbia biện hộ rằng, lãnh đạo quá khích Iran đã đồng ý trả lời các câu chất vấn, và rằng quan điểm của ông sẽ gặp thách thức.

 

 

Iranian President Mahmoud Ahmadinejad, waves as he boards his plane leaving Tehran, Iran, Sunday, 23 Sept. 2007, for New York to attend the U.N General Assembly

* TT Iran Mahmoud Ahmadinejad tới Nữu Ước hôm 23-09.

 

=END=

 

- Ông Yasuo Fukuda Sẽ Là Tân Thủ Tướng Nhật Bản

 

(Tokyo - VNN) Ðảng cầm quyền Tự Do Dân Chủ Nhật Bản đã bầu ông Yasuo Fukuda làm lãnh đạo đảng; theo hiến pháp Nhật ông Fukufa sẽ là tân Thủ tướng Nhật sau một cuộc biểu quyết tại Quốc hội. Ðảng Tự Do Dân Chủ chiếm đa số tại Hạ Viện. Ông Fukuda thay thế cựu Thủ tướng Shinzo Abe, là một chính khách có lập trường ôn hòa với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong chính phủ. Thân phụ ông là cựu thủ tướng Takeo Fukuda trong thập niên 1970. Ông Yasuo từng là Thư ký chính phủ trong những năm đầu của thập niên này. Ông Yasuo đã chiếm được 330 trong số 527 phiếu trong cuộc bầu cử của đảng hôm 23/09 tổ chức tại Tokyo. Ðối thủ của ông có lập trường bảo thủ; cựu Ngoại trưởng Taro Aso chỉ được có 197 phiếu. Ưu tiên của chính phủ ông Yasuo sẽ tăng cường ngoại giao với Trung Cộng và Nam Hàn, vốn lạnh nhạt từ thời cựu Thủ tướng Koizumi, vừa được ông Shinzo Abe hâm lại chưa đủ ấm thì đã từ chức. Hôm nay 24-09, cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã ngõ lời xin lỗi đồng bào vì sự từ chức đột ngột của ông.

 

Yasuo Fukuda (file photo)

* Ông Yasuo Fukuda đắc cử chủ tịch đảng Tự do Dân chủ cầm quyền.

 

=END=

 

**********************************

 
 
 
Home Page
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy